Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

vai trò của đất đai






Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phố cuả ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân.
Đất đai là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế-xã hội. địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa mang tính chất chuyển tiếp, mạng lưới sông ngòi, nguồn nước ngầm khá phong phú, thảm thực vật khá đa dạng, phong phú, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, tình hình kinh tế, xã hội ổn định đã có nhiều thuận lợi và cũng gây ra không ít khó khăn cho đất đai
Đất trung du miền núi gồm các loại chính: đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, các loại đất mùn, đất đỏ nâu trên đá macma trung tính và basic... Đất đồng bằng gồm đất phù sa không bồi hàng năm, đất phù sa bồi hàng năm... Các loại đất này có đặc điểm, tính chất vật lý, hoá học khác nhau.
Mỗi loại đất phù hợp với những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau. Vì vậy, cần nắm được đặc điểm của từng loại đất để đề ra phương hướng, giải pháp và mô hình sử dụng đất đai phù hợp.
Trong đó một số loại đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng cũng có những loại đất cần được cải tạo. Cho nên, cần nắm vững đặc điểm từng loại đất, lựa chọn cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sử dụng đất.
Đất phù sa phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày chủ yếu là : lúa nước.Trung du và miền núi chủ yếu tập trung đất badan và feralit,phù sa cổ phù hợp với các loại cây công nghiệp như : chè ,cà phê,cao su,hồ tiêu,điều,…và sự phân bố của các loại cây này còn phụ thuộc vào khí hậu mà chủ yếu là độ cao.

Ngoài diện tích đất bề mặt , nước ta còn có một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch, rừng ngâp mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo…với nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn,giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gien quý hiếm…ngoài ra nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải,điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán),sản xuất nông nghiệp và thủy sản,điều hòa khí hậu địa phương,chống xói lở ở bờ biển,ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp,tích lũy nước ngầm,cứ trú của chim,giải trí,du lịch,….Nhiều nơi đã tăng hiệu quả sử dụng đất ngập nước trong nuôi trồng thủy hải sản: nuôi tôm quảng canh, quản canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp như đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau,Bạc Liêu,Bến Tre, An Giang,…



1 nhận xét: