Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

Tài nguyên đất ở nước ta

Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố của môi trường tự nhiên được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Tất cả của cải vật chất tự nhiên tồn tại ở quốc gia nào là TNTN của quốc gia đó.
Tài nguyên đất đai là vấn đề trọng tâm trong lịch sử phát triển của Việt Nam,. đất tự nhiên ở Việt Nam có diện tích đất liền gần 330.000km2, phần nội thuỷ và lãnh hải voi bờ biển rộng 226.000km2; vùng đặc quyền kt và thèm lục địa rộng khoảng 1000km2, đứng thứ 58 thế giới, bình quân đầu người là 0,45ha, đứng thứ 159 trong gần 200 nước trên thế giới. đât nông nghiệp chiếm khoản từ 10-11 triệu ha. Hiện nay mơi sử dụng khoảng gần 70% số đất nông nghiệp hiện có, số còn lại hầu là đất xấu , đất Việt nam phân 13 nhóm: Cồn cát và cát biển : 502.045 ; Ðất mặn :991.202 ; Ðất phèn:2.140.306 ;Ðất phù sa : 2.936.413 ; Ðất lầy và than bùn:71.796 ; Ðất xám bạc màu : 2.481.987 ; Ðất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn:34.234; Ðất đen:237.602 ; Ðất đỏ vàng:15.815.790 ; Ðất mùn vàng đỏ trên núi : 2.976.313 ;Ðất mùn trên núi cao:280.714 ; Ðất thung lũng do sản phẩm dốc tụ:330.814 ; Ðất xói mòn trơ sỏi đá:5505.298; Các loại đất khác và đất chưa điều tra:3.651.586 .

* Vai trò của đất đai trong quá trình phát triển:
Xét trên phạm vi toàn thê giới, không có tài nguyên, đất đai thì không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại loài người hiệu quả nguồn tài nguyên đó.
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đất đai đóng các vai trò quan trọng sau đây:
Một xã hội có một nền sản xuất thường có 3 yếu tố đầu vào là lao động, đất đai (gồm cả tài nguyên thiên nhiên) và vốn. Các yếu tố đầu vào này được xác định như các nguồn lực bảo đảm sự phát triển và bền vững của nền sản xuất xã hội. Các yếu tố đầu vào này cũng hình thành từng khu vực thị trường riêng, có tính chất đặc thù, cần tới sự điều tiết trực tiếp của Nhà nước thông qua quy hoạch. Đối với đất đai ở nước ta, Nhà nước có nhiệm vụ tạo nguồn cung đất trong thị trường sơ cấp, tạo đầu vào cho thị trường thứ cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất và việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy hoạch sử dụng đất hợp lý có tác động trực tiếp tạo thành công trong quá trình đầu tư phát triển gắn với giải quyết nhà ở, xoá đói giảm nghèo, giám sát quá trình đô thị hoá, bảo vệ môi trường, bảo đảm điều kiện dân sinh, bảo tồn và phát triển văn hoá nhằm bảo đảm tính bền vững.
Giá đất là thành phần của giá đầu vào trong mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ, đồng thời tác động trực tiếp vào việc giải quyết nhà ở cho mọi người. Giá đất cần được điều tiết để bảo đảm ở mức hợp lý. Nếu giá đất quá cao thì làm tăng giá hàng hoá so với các nước khác và không bảo đảm khả năng thanh toán về nhà ở cho người lao động. Nếu giá đất quá thấp thì làm mất đi giá trị vốn tiềm ẩn trong đất đai, làm mất lợi thế vốn đầu tư. Như vậy, giá đất có tác động trực tiếp vào giá hàng hoá, tác động mang tính quyết định vào hình thành giá hàng hoá bất động sản. Điều tiết được thị trường quyền sử dụng đất dẫn tới điều tiết được thị trường bất động sản nói riêng và thị trường hàng hoá nói chung. Việc hình thành công cụ tốt, đặc biệt là hệ
thống thuế về đất đai để Nhà nước điều tiết giá đất về mặt bằng hợp lý đóng vai trò quyết định trong đầu tư phát triển kinh tế và bảo đảm ổn định xã hội.
Đường lối của Đảng ta về đầu tư phát triển là phát huy nội lực như một nhân tố quyết định, đồng thời coi trọng các nguồn ngoại lực nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Những nước công nghiệp mới (NIC) đều phải dựa vào nguồn vốn của nước ngoài để đầu tư phát triển. Đến nay,một luận thuyết được nhiều người chú ý đã chứng minh rằng các nước đang phát triển có thể tự đầu tư công nghiệp hoá bằng nguồn vốn trong nước đang tiềm ẩn trong đất đai. Nếu khơi dậy được kênh lưu thông giữa thị trường bất động sản (vốn tiềm ẩn) với thị trường vốn (vốn hoạt động) thì sẽ chuyển được vốn ở dạng "thế năng" sang vốn ở dạng "động năng" để có được nguồn vốn đầu tư lớn từ nội lực.
Việc "đánh thức" vốn tiềm năng của đất đai chính là tạo cơ chế thật hợp lý để người có bất động sản thực hiện các quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng bất động sản. Nếu làm tốt cơ chế này thì chúng ta sẽ có vốn là nguồn chủ động từ nội lực.
* Tình hình khai thác và sử dụng đất ở vi ệt nam trong thời gian qua
Việc khai thác và sử dụng đất đai là vấn đề trọng tâm trong lịch sử phát triển của Việt Nam. Điều này cũng đúng cả với những nước khác trên thế giới. Những phương cách trong đó đất đai được sử dụng, được xác lập quyền sở hữu hay chuyển giao giữa các thế hệ có ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt kinh tế, xã hội và chính trị của mỗi nước. Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam nơi đã có những thay đổi lớn về chính sách sử dụng đất đai trong thời gian qua.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc khoá X đã đề xuất nội dung đổi mới chính sách về đất đai và bất động sản bao gồm "Phát triển thị trường
bất động sản (bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất): bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hoá một cách thuận lợi; làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển; từng bước làm cho thị trường bất động sản trong nước có sức cạnh tranh so với thị trường khu vực, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch và tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai. Nhà nước điều tiết giá đất bằng quan hệ cung - cầu về đất đai và thông qua các chính sách về thuế có liên quan đến đất đai. Nhà nước vừa quản lý tốt thị trường bất động sản vừa là nhà đầu tư bất động sản lớn nhất. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh doanh bất động sản". Đến đây, thị trường quyền sử dụng đất đã được hoàn chỉnh, đủ sức tự phát triển để cùng với thị trường vốn, thị trường lao động điều tiết đầu vào của thị trường sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta và nhân dân ta đã triển khai được 20 năm, lấy điểm đột phá vào năm 1986 là đổi mới chính sách đất đai nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp. Tiếp theo, chính sách đất đai đã được liên tục đổi mới theo hướng xác lập và hoàn thiện thị trường quyền sử dụng đất mà trọng tâm và khu vực đất phi nông nghiệp. Bước đi của 20 năm qua đã phản ảnh một quá trình nhận thức về vai trò của đất đai trong phát triển chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Đến nay, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong đổi mới chính sách đất đai, nhưng thực tế đời sống kinh tế của xã hội đã chỉ ra vẫn còn nhiều bất cập. Quá trình tiếp tục đổi mới còn nhiều việc phải làm đang ở phía trước.
* Tình hình thực tế sử dụng đất ở các địa phương
Một số địa phương sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có khả năng nông nghiệp cao, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng kỹ thuật tốt để xây dựng các khu công nghiệp. Trong lúc, nông dân tại một số địa phương đang thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất thì một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp bị thu hồ Kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 là 9.239.930 ha, giảm 175.638 ha so với năm 2005. Do vậy, trong việc sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp 5 năm, cần thể hiện rõ tính định hướng sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, gắn liền việc khai thác đất với việc đầu tư thâm canh làm tăng độ phì nhiêu của đất để bù lại phần diện tích đất nông nghiệp tăng chậm hơn 5 năm trước do chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để xây dựng các khu công nghiệp (KCN) đã bị lãng phí, thậm chí không sử dụng trong nhiều năm liền. Tỷ lệ lấp đầy các KCN, KCX mới đạt 50%. Hiện có 12 KCN, KCX (với tổng diện tích gần 2.000 ha) được thành lập từ năm 1998 trở về trước nhưng tỷ lệ lấp đầy vẫn chưa được một nửa diện tích, điển hình là các KCX Hải Phòng, KCN Đài Tư và KCN Daewoo Hanel của Hà Nội… Nhiều địa phương nôn nóng phát triển công nghiệp và đô thị, qui hoạch sử dụng đất cho các lĩnh vực này vượt quá khả năng đầu tư và điều kiện thực tiễn địa phương. Nhiều người dân thiếu việc làm, gây lãng phí không nhỏ về đất đai.
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đại biểu Huỳnh Minh Hoàng đoàn Bạc Liêu và một số đại biểu cho rằng: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được triển khai một cách thực chất và đều khắp ở tất cả các cấp. Vẫn còn nhiều tỉnh chưa điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2003, nhiều huyện và xã chưa có quy hoạch sử dụng đất. Công tác kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự nghiêm túc, kịp thời. Đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng không tốt đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 và công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất 2006-2010.
Về tình hình sử dụng đất, nhiều đại biểu đề nghị, cần đánh giá rõ hơn nữa thực trạng, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến việc giảm diện tích trồng lúa 220.000 ha so với năm 2000, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa có khả năng thâm canh cao, cũng như tình trạng khai thác quá mức làm giảm độ màu mỡ của đất sản xuất nông nghiệp. Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng đề nghị Quốc hội cần có biện pháp để đảm bảo diện tích đất tốt trồng lúa, giữ vững an ninh lương thực và xuất khẩu …
Đại biểu Nguyễn Kim Khanh đoàn Bình Phước đề nghị cần đơn giản hóa việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân có thể sử dụng để vay vốn ngân hàng, phát triển sản xuất…; về hậu thu hồi đất đã tạo ra sự giàu có giả tạo của người dân, do được bồi thường đất thu hồi, nhưng sau đó không còn đất sản xuất, không có việc làm, từ đó nảy sinh các tiêu cực dẫn đến đói nghèo, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã – hội. Do đó Chính phủ cần có sự hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho người dân bị thu hồi đất…
Đại biểu Đặng Văn Xướng đoàn Long An cho rằng, diện tích đất sản xuất kinh doanh 5 năm qua tăng 81.900 ha so với năm 2000. Diện tích tăng thêm này có được là do lấy từ các loại đất khác, trước hết là đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong Báo cáo chưa làm rõ tình hình sử dụng các diện tích đất dành cho khu công nghiệp, khu kinh tế mới, khu kinh tế cửa khẩu … Nhiều địa phương báo cáo diện tích đăng ký và đã giao cho thuê chỉ chiếm khoảng 50% nhưng thực chất diện tích đất xây công trình chỉ khoảng 1/3. Tình trạng này không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng đất sản xuất kinh doanh, mà còn làm tăng chi phí giải toả và ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của những hộ nông dân có đất bị thu hồi… Về giá cả đền bù không thống nhất, hai địa phương liền kề có thế đất như nhau, nhưng giá đền bù khác nhau, dự án trung ương đầu tư thì giá khác, còn của địa phương lại có giá thấp hơn. Việc này đã gây bức xúc trong dân, dẫn đến kiện cáo. Vì vậy, vấn đề này cần được phân tích sâu hơn và làm rõ trách nhiệm của các bên có liên quan trong trong việc sử dụng tài nguyên đất loại này.
Về hệ thống định mức sử dụng đất, đại biểu Vũ Tuyên Hoàng đoàn Quảng Nam đề nghị: Cần đặc biệt chú trọng đến một số loại đất như: Đất dành cho công trình giao thông, công trình thủy lợi, đất dành cho công sở... là các loại đất mà việc kế hoạch hóa chính xác sẽ vừa bảo đảm tính ổn định cần thiết, vừa bảo đảm tính hiệu quả và tiết kiệm trong quá trình sử dụng. Đối với đất dành cho công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình điện, cần định mức đúng phần hành lang bảo vệ và có cơ chế khai thác, sử dụng tạm thời, không để lãng phí. Đối với đất dành cho công sở, cần quy định rõ định mức sử dụng đối với công sở theo từng cấp ở trung ương và các cấp địa phương. Đối với đất dành cho trường học, bệnh viện, công trình văn hóa, phải chú ý thỏa đáng các công trình phụ trợ, cây xanh…Đại biểu cũng đưa ra minh chứng, hiện nay hai bên đường 5 các khu công nghiệp đua nhau mọc lên thay thế những vùng đất trồng lúa lâu nay, mà nước ta là nước đông dân, diện tích đất không nhiều. Vì vậy, cần có tính toán lâu dài trong kế hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 là 9.239.930 ha, giảm 175.638 ha so với năm 2005. Do vậy, trong việc sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp 5 năm, cần thể hiện rõ tính định hướng sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, gắn liền việc khai thác đất với việc đầu tư thâm canh làm tăng độ phì nhiêu của đất để bù lại phần diện tích đất nông nghiệp tăng chậm hơn 5 năm trước do chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Về kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đối với một số loại đất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm tăng thêm 213.010 ha, đất trồng lúa nước giảm 172.360 ha, đất chuyên trồng lúa nước (trồng 2 vụ lúa nước trong năm trở lên, có năng suất cao) giảm 32.790 ha so với năm 2005. Diện tích đất trồng cây lâu năm tiếp tục tăng chủ yếu dành cho các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, tiêu... cần chú ý đến xu hướng giá cả của một số sản phẩm nông nghiệp trên thị trường không tăng thậm chí giảm, điều kiện cung cấp nước cho diện tích các vùng trồng cây công nghiệp cũng chưa thật bảo đảm. Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng, nếu không cải thiện các điều kiện về khoa học - công nghệ cho ngành nông nghiệp, chế biến nông phẩm, cung cấp đủ nước tưới tiêu, thiếu định hướng rõ nét phát triển ngành thì có thể tái diễn tình trạng sử dụng đất trồng mang tính tự phát và theo phong trào, do đó việc bổ sung thêm 213.011 ha đất trồng cây hàng năm sẽ khó có hiệu quả cao. Vì vậy, song song với việc tăng quỹ đất cho đất trồng cây cần thiết phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho những yếu tố trên. Cần xác định diện tích trồng lúa tối thiểu bảo đảm an ninh lương thực lâu dài cho đất nước đi đôi với áp dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật để nâng cao trình độ thâm canh, canh tác ít nhất 2 vụ lúa trở lên trong một năm, nâng cao chất lượng lúa
* Mục tiêu, phương hương để khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, mục tiêu phát triển của thịtrường quyền sử dụng đất cần đặt ra là thực hiện hợp lý quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu đầu tư nhằm thực hiện thành công quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bảo đảm phát triển bền vững trên nguyên tắc Nhà nước chủ động trong thị trường sơ cấp để bảo đảm nguồn cung hợp lý về đất đai cho thị trường thứ cấp đúng với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và thông qua thủ tục minh bạch trong giao đất, cho thuê đất, cơ chế phù hợp với quy luật của thị trường, không còn tham nhũng trong thực hiện, đồng thời Nhà nước điều tiết có hiệu quả thị trường thứ cấp bằng công cụ tài chính đất đai, đưa được giá đất về mức phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và công bằng xã hội, chuyển được nguồn vốn tiềm ấn trong đất đai thành vốn đầu tư phát triển từ nội lực.
Mỗi loại đất được tham gia thị trường có phương hướng phát triển riêng phù hợp với đặc thù trong quản lý và sử dụng. Đối với đất nông nghiệp, thị trường quyền sử dụng đất tiếp tục bảo đảm đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, tập trung đất đai hợp lý và khuyến khích mở rộng đầu tư nhằm tăng năng suất, sản lượng, giá trị hàng hoá bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, xoá nghèo trong khu vực nông thôn tiến tới một nông thôn khá giả và bảo vệ môi trường. Đối với đất phi nông nghiệp không phải đất ở, thị trường quyền sử dụng đất cần tạo động lực cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, đa dạng hoá hàng hoá bất động sản, phát triển thị trường trong cả khu vực đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình công cộng, thực hiện dễ dàng quyền thế chấp, bảo lãnh để chuyển giá trị bất động sản thành vốn đầu tư. Đối với đất ở, thị trường quyền sử dụng đất một mặt tạo hiệu quả cao trong phát triển thị trường nhà ở và mặt khác bảo đảm giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp và trung bình, người thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi.
Những giải pháp, chính sách lớn để đạt được mục tiêu phát triển việc sử dụng đất trong những năm tới
Để tháo gỡ những khó khăn hiện tại và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong giai đoạn tới, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như sau:
1. Sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về đất đai, về bất động sản bảo đảm đồng bộ, thống nhất, công khai, bình đẳng. Cần hoàn chỉnh quy định để quyền sử dụng đất thực sự trở thành hàng hoá, dễ dàng chuyển bất động sản thành vốn đầu tư thông qua quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, cho phép thực hiện thế chấp, bảo lãnh tại các ngân hàng nước ngoài, cho phép hộ gia đình, cá nhân được cho thuê, góp vốn sản xuất, kinh doanh với tổ chức nước ngoài, thử nghiệm và đi tới vận hành thị trường chứng khoán bất động sản. Cần xây dựng Luật Đăng ký bất động sản thống nhất nhằm đưa các đơn vị bất động sản vào vận hành trong hành lang pháp lý duy nhất, đổi mới các luật thuế về đất đai và bất động sản nhằm hiện đại hoá hệ thống tài chính đất đai, tạo khung pháp lý cho các hoạt động dịch vụ hỗ trợ thị trường bất động sản. Xem xét đi tới kết luận về thị trường đất đai thay cho thị trường quyền sử dụng đất.
2. Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đầu tư phát triển bất động sản, bảo đảm quyền định đoạt và hưởng lợi của Nhà nước. Nhà nước chủ động toàn bộ thị trường đất đai sơ cấp bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đưa hợp lý quỹ đất vào thị trường đất đai thứ cấp với biện pháp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phù hợp với cơ chế thị trường, khắc phục cơ bản tình trạng "xin - cho" về đất, điều tiết tốt thị trường đất đai thứ cấp bằng công cụ tài chính đất đai, tránh sự can thiệp của bộ máy hành chính làm "méo" quan hệ cung - cầu về đất. . Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính đất đai theo hướng Nhà nước chủ động điều tiết giá đất bằng công cụ tài chính đất đai nhằm đưa giá đất về mức phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững; chính sách tài chính đất đai phải phù hợp với chính sách đất đai; tạo cơ chế thu hút mạnh vốn đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản bằng vốn của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư, bằng vốn của các tổ chức tín dụng tham gia thị trường thế chấp, bảo lãnh, bằng huy động tiền tiết kiệm của dân thông qua chứng khoán bất động sản; tạo sự bùng nổ về vốn đầu tư trong đó khai thông được việc chuyển giá trị bất động thành vốn đầu tư nhằm xác định nguồn đầu tư chủ yếu từ nội lực.
3. Sớm hoàn thành hệ thống đăng ký bất động sản, cấp giấy chứng nhận về
bất động sản thống nhất, công khai, minh bạch, sớm tin học hoá để tạo bước
chuyển mới trong cải cách thủ tục hành chính, người dân có điều kiện giám sát việc thực thi pháp luật, hỗ trợ tích cực việc chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong quản lý đất đai, minh bạch hoá việc giao đất, cho thuê đất của Nhà nước cũng như việc tính toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giúp giải quyết triệt để tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, công khai hoá mọi giao dịch về bất động sản do nhu cầu đời sống người dân cũng như trong quan hệ kinh doanh.
4 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý đất đai theo hướng xác định rõ nhiệm
vụ của cơ quan hành chính, tách riêng hoạt động dịch vụ công của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và hoạt động cung cấp đất của Tổ chức phát triển quỹ đất, nâng cao trình độ và đạo đức của cán bộ quản lý, nhất là ổn định hệ thống cán bộ địa chính cấp xã; lập lại kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai, nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý.
5.Tạo cơ chế thực thi nghiêm pháp luật về đất đai, bất động sản ở mọi cấp,
mọi ngành; thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật đối với cán bộ quản lý và người sử dụng đất.
6. Cần quan tâm, có chính sách đồng bộ đối với các khu vực của thị trường, đa dạng hoá hàng hoá bất động sản, từng bước xã hội hoá mạnh việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình công cộng theo cơ chế thị trường; phát triển thị trường cho thuê nhà ở, văn phòng, cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ; có biện pháp kích cầu hợp lý đối với thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi; tạo sức cạnh tranh cho thị trường bất động sản trong nước so với thị trường khu vực, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
7. Vận hành đồng bộ thị trường dịch vụ hỗ trợ cho thị trường bất động sản, đặc biệt quan tâm tới dịch vụ tư vấn về lập quy hoạch sử dụng đất, dịch vụ tín dụng bất động sản, dịch vụ bảo đảm giao dịch bất động sản, dịch vụ cung cấp thông tin về bất động sản, dịch vụ định giá bất động sản.

2 nhận xét: